I. Những câu hỏi tổng quát về SEO
Có rất nhiều kiến thức cần biết về SEO, bao gồm nhiều chủ đề từ bao quát đến chuyên sâu, các chiến lược cụ thể. Trong phần này, chúng ta sẽ tổng hợp và các nghi vấn về SEO thường xuyên được thắc mắc.
1. SEO là gì?
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – Search Engine Optimization – là hành động xếp hạng một trang web trên công cụ tìm kiếm, nhằm thu hút sự chú ý của người dùng khi họ tìm kiếm một từ khóa hoặc một câu hỏi liên quan (đến chủ đề của web).
Khi thứ hạng của một trang web được tăng lên nhờ vào một loạt các từ khóa, bạn có thể thấy được lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) mà web nhận được tăng lên nhanh chóng. Lượng truy cập này đến từ danh sách tự nhiên của Google và không phải trả phí, thay vì những quảng cáo tính phí. Để hình dung được SEO là gì, chúng ta phải mở rộng phạm vi, phân tích những bước bạn phải làm để giúp website của bạn xuất hiện trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs), như:
- Bảo đảm công cụ tìm kiếm, còn gọi là cỗ máy tìm kiếm, hiểu được bạn là ai và mang lại lợi ích gì đến sân chơi này.
- Hãy thuyết phục nó bạn là một lựa chọn đáng tin cậy với những người dùng công cụ.
- Xây dựng nội dung rõ ràng và dễ hiểu.
Tuy nhiên, điều quan trọng bạn phải hiểu là Google xếp hạng các kết quả tìm kiếm theo tiêu chí ưu tiên kết quả phù hợp nhất với câu hỏi được tìm kiếm trên đó. Bạn có thể hiểu hơn về SEO qua video dưới đây.
2. Việc kinh doanh của tôi có cần SEO?
Cần chứ! Việc kinh doanh của bạn cần và nên đầu tư cho SEO. SEO cho phép bạn tăng lượng truy cập web miễn phí.
Khi bạn chạy quảng cáo PPC, bạn phải trả một khoản phí cho mỗi cú click chuột vào quảng cáo đó. Nhưng nếu website của bạn có được thứ hạng cao một cách tự nhiên trên công cụ tìm kiếm, lượng truy cập này về mặt “một phí cho mỗi một cú click” là miễn phí. Tất nhiên, SEO đòi hỏi đầu từ và kỹ năng để kéo website của bạn lên hạng cao trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
Nếu bạn có thể thăng hạng cho trang web lên top công cụ tìm kiếm, bạn sẽ được hưởng lợi từ nguồn truy cập không tốn phí đi theo đó. Hơn nữa, dù quảng cáo có ngừng chạy, lợi ích này vẫn tiếp tục. Lên hạng một cách tự nhiên, trang web của bạn được hiển thị 24/7.
Hãy nhớ rằng lượng tìm kiếm tự nhiên chiếm đến 53% lượng truy cập của một trang web. Nên nếu bạn bỏ mặc SEO, đối thủ của bạn sẽ hưởng trọn lượng truy cập này. Đa số doanh nghiệp không bỏ rơi khía cạn SEO. Mặc cho công ty của bạn thuộc kiểu gì, dù có là doanh nghiệp địa phương, kinh doanh qua mạng, hay là một tập đoàn toàn cầu, chiến lược SEO là khía cạnh không thể không có.
3. SEO hoạt động ra sao?
SEO là một quá trình tối ưu website của bạn và kéo nó lên hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm. Vậy SEO hoạt động ra sao?
Google có đến 200 tiêu chuẩn xếp hạng. Thuật toán của công cụ tìm kiếm dựa vào đó để đánh giá và xếp hạng cho website dựa trên tính liên quan và ủy quyền của các trang của họ. Theo Jason Barnard
“Google đề xuất những câu trả lời có tính liên quan cao nhất từ nguồn đáng tin cậy trong định dạng phù hợp nhất cho người dùng công cụ”
Để thành công ở mảng SEO, bạn cần phải bảo đảm nội dung trong web liên quan mạnh mẽ đến kết quả tìm kiếm của mỗi câu hỏi tìm kiếm và trang của bạn là mộ nguồn tin cậy. Bạn có thể tham khảo SEO cơ bản và cách tối ưu web cho người mới bắt đầu.
4. Làm thế nào để tim được từ khóa người dùng công cụ tìm kiếm hay tìm nhất trong lĩnh vực kinh doanh nhất định?
Bạn không thể “nhắm mắt đưa chân” vào SEO. Bạn cần biết người ta tìm những gì về lĩnh vực kinh doanh của bạn trên Google để tối ưu chúng.
Điều này có thể được thực hiện thông qua Google’s Keyword Planner hoặc SEMrush Keyword Magic Tool. Tải công cụ này và nhập một từ khóa (keyword) bạn nghĩ được tìm kiếm mỗi khi nhắc đến lĩnh vực kinh doanh của bạn trên mạng. Bạn sẽ nhận được đầy đủ những gợi ý về từ khóa, kể cả khối lượng được tìm của từ khóa đó. Bạn có thể vạch chiến thuật SEO theo những dữ liệu được cung cấp.’
5. Tại sao website của tôi không được xếp hạng trên Google
Nếu trang web của bạn không được xếp hạng trên Google, hãy cân nhắc những nguyên nhân dưới đây. Nhưng trước hết, hãy lên Google và tìm trang của bạn. Nếu bạn thấy tên trang xuất hiện, tức trang của bạn đã được Google đưa vào mục lục. Như vậy, các nguyên nhân trang của bạn không được xếp hạng có thể là:
- Trang của bạn còn mới và chưa được xây dựng kỹ lưỡng thẩm quyền để được cạnh tranh với các trang khác. Việc một trang web mới được tạo ra và được xếp hạng vào câu hỏi tìm kiếm liên quan không diễn ra ngay lập tức. Bạn cần thời gian để chứng minh trang của bạn đáng tin cậy để được xếp hạng.
- Nội dung của trang không khớp với với ý đồ của người tìm kiếm hoặc không được phân tích sâu để đủ chất lượng so sánh với các trang khác. Bạn cần đảm bảo trang của bạn có nội dung tốt bằng hoặc hơn những trang tương tự đã có trên công cụ.
Trong trường hợp bạn không tìm thấy trang của bạn, tức trang chưa được đưa vào mục lục. Lý do có thể là:
- Trang của bạn đang ngăn Google thu hồi trang (thường là trong robots.txt file) hoặc bản thân trang đang ngăn Google đưa nó vào mục lục (thường là do tag noindex). Hãy sữa chữa những lỗi này. Bạn sẽ thấy trang của mình được đưa vào mục lục.
- Trang của bạn còn mới (vài ngày tuổi), bạn chưa thể submit trang cho Google hoặc liên kết nó với trang nào khác, tức trang của bạn chưa được vào mục lục. Cài đặt Google Search Console và yêu cầu trang được đưa vào mục lục.
- Trang của bạn vi phạm quy tắc Webmaster của Google. Đây là một trường hợp hiếm và hầu như không xảy ra. Tuy nhiên, nếu gặp phải, bạn hẳn phải sử dụng chiến thuật SEO mũ đen.
6. Lý do lượng truy cập tự nhiên của tôi giảm?
Bạn cần phải phân biệt được liệu lượng truy cập tự nhiên của trang web giảm dần theo thời gian hay một cách đột ngột.
Nếu trường hợp giảm đột ngột, hãy:
- Kiểm tra liệu trang web của bạn có chứa tag “noindex” hay không. Việc nàu có thể xảy ra khi chủ web di dời trang web khỏi môi trường thử nghiệm để trở thành một trang web hoạt động nhưng lại quên không gỡ tag này. Nếu có, tag “noindex” sẽ khiến web của bạn không được đưa vào mục lục của Google. Nếu bạn dùng giao diện WordPress, cách kiểm tra như sau: Setting – Reading – Search Engine Visibility – Bỏ chọn Discourage search engine from indexing this site (như hình dưới đây).
- Hãy kiểm tra Google Search Console, xem xét liệu Google có di dời trang của bạn khỏi SERP do chứa phần mềm độc hại hay không? Nếu rơi vào trường hợp này, thì trang của bạn khả năng cao đã bị “hack”. Hãy tham khảo cách gỡ “hack” khỏi trang.
- Trang của bạn bị báo có lỗi Manual Action – xảy ra khi người duyệt web của Google, không phải Googlebot, cho rằng web của bạn không phù hợp với tiêu chí của họ, dù việc này hiếm khi xảy ra. Hãy kiểm tra báo cáo manual action trên giao diện của Google Search Console như sau: Security & Manual Actions – Manual Actions.
- Nếu thấy vấn đề này hiển thị, có thể là do trang của bạn đã mất đi lượng truy cập. Nếu không, hãy yên tâm trang của bạn không bị lỗi này.
Nếu lượng truy cập giảm dần
Có thể Google đã cập nhật thuật toán gốc và nó đã quyết định xếp hạng một trang khác trên bạn.
Theo Google: “Không có vấn đề gì với trang thiếu năng suất cả. Chúng không vi phạm Webmaster hay bị tuýt còi về manual action hay thuật toán. Thực tế, cập nhật thuật toán gốc không nhắm vào một trang nào cụ thể. Thay vào đó, sự thay đổi nhằm mục đích cải thiện cách hệ thống của chúng tôi tiếp cận nội trên khía cạnh tổng quát. Những thay đổi này có thể làm một số trang không mấy ấn tượng làm tốt hơn”. Lời khuyên dành cho trường hợp này là phân tích các trang làm tốt hơn trang của bạn để tìm nguyên nhân thực sự.
Google
Các nguyên nhân khác có thể là đổi thủ của bạn đã sử dụng chiến thuật SEO quyết liệt hơn. Kết quả là họ chiếm được tần suất hiển thị của bạn. Nói ngắn gộc là họ đã chiếm được thứ hạng của bạn trên Google. Trong trường hợp này, hãy phân tích toàn diện chiến lược của đối thủ để hiểu và làm tốt hơn những gì còn thiếu sót ở trang của bạn. SEMrush Keyword Gap Tool hay Backlink Gap Tool có thể là trợ thủ đắc lực của bạn.
7. Google Penalty là gì?
Hiểu nôm na là hình phạt của Google. Google đưa ra nhiều hình phạt tương ứng với các vi phạm guideline Webmaster của họ. Có 2 loại hình phạt: Manual Action penalties và Algorithmic Penalty.
Tuy nhiên, về hình thức, hai hình phạt kể trên không hẳn là hình phạt. Chúng là hệ quả của việc thứ hạng trang web của bạn thay đổi do thuật toán như thuật toán Panda hay Penguin lọc ra một trang do nhầm lẫn.
Hãy cân nhắc điều này:
Manual Action:
“Hình phạt của Google là các hành động thủ công, có nghĩa là chúng là một quá trình do con người điều khiển. Khi một trang web nhận được hình phạt, đó là kết quả của một người thực sự làm việc cho Google và xem xét trường hợp.”
Olivier Andrieu
Algorithmic Adjusment
“Mặt khác, lọc thuật toán là một phần hoàn toàn tự động trong thuật toán xếp hạng của Google. Bộ phần mềm và thuật toán của Google có thể phát hiện một số hành động thao túng nhất định hoặc những gì nó coi là thao túng, trên bất kỳ phần nào của trang web và lọc trang đó đi. Bạn không nhận được bất kỳ tin nhắn hoặc cảnh báo nào nếu trang web của bạn mất vị trí do bị lọc theo thuật toán.”
Olivier Andrieu
Nếu trang của bạn bị phạt, hãy tham khảo hình dưới đây để gỡ Google Penalty.
8. Cần bao lâu để web được xếp hạng trên Google?
Vâng, cũng như câu trả lời cho nhiều người làm SEO: nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đã qua rồi những ngày khởi chạy trang web, tối ưu hóa thẻ tiêu đề và xếp hạng trong vài tuần. Bạn không thể khởi chạy một trang web và mong đợi nó xếp hạng cho các truy vấn tìm kiếm cạnh tranh trong một sớm một chiều. Cần có thời gian để một trang web hoạt động một cách tự nhiên vì Google xếp hạng các trang web có liên quan đã xây dựng được quyền hạn.
Bạn cần phải kiếm được cách để lên đầu Google và xứng đáng ở đó. Câu trả lời tốt là khoảng từ sáu tháng đến một năm, nhưng điều này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nguồn lực bạn phân bổ cho chiến lược của mình, mức độ cạnh tranh và những gì những người khác cạnh tranh cho cùng một truy vấn tìm kiếm đang làm.
Có thể chỉ mất vài tháng để xếp hạng cho một cụm từ địa phương (ví dụ: thợ sửa ống nước ở [vị trí]), trong khi có thể mất nhiều năm để xếp hạng một trang web mới, giả sử, cụm từ “máy tính xách tay”.
Cây bút John Mueller của Google gần đây đã nói rằng có thể mất đến một năm để họ tìm ra vị trí mà một trang web nên được xếp vào và dự kiến sẽ có những biến động trong khoảng thời gian này.
9. Các yếu tố nào quan trọng nhất trong việc xếp hạng của Google?
Vào năm 2016, Google đã nói top 3 yếu tố quan trọng chi phối việc xếp hạng của họ bao gồm: link, content, và thuật toán RankBrain.
Trên thực tế, tối ưu các yếu tố này nghĩa là sáng tạo các nội dung tuyệt vời khiến các trang khác muốn liên kết với trang của bạn. Google sẽ hiểu trang của bạn kết quả tốt nhất cho truy vấn tìm kiếm tương đương.
Nhưng nhiều nghiên cứu về chủ đề xếp hạng web đã đào sâu vào thuật toán của Google để tìm ra những yếu tố thực sự ảnh hưởng đến hiệu suất của website. Ví dụ, hãy nhìn vào nghiên cứu SEMrush Ranking Factor 2.0. Nghiên cứu chỉ ra thêm nhiều yếu tố khác có tâm quan trọng không kém, như:
- Thời gian cho website
- Các domain được giới thiệu
- Backlink theo dõi
- Và các yếu tố khác
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về Google SEO Success Factor.
10. Tôi nên làm SEO hay chạy quảng cáo PPC, hay cả hai?
Câu hỏi này đã làm bùng lên cuộc tranh luận về SEO và quảng cáo PPC. Trong một thế giới lý tưởng, một doanh nghiệp phải cân bằng các kênh marketing của mình để tránh trường hợp quá phụ thuộc vào nguồn truy cập và hay chuyển đổi. Nhưng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân sách là một thử thách không hề nhỏ. Các nguồn lực phải được phân bổ một cách hiệu quả, trong khi kinh tế lại có hạn.
Giải pháp thỏa hiệp là cân bằng một chiến dịch SEO lâu dài song hành với một chiến dịch PPC nhỏ nhưng tập trung.
11. Mạng xã hội có giúp trang web tăng hạng?
Người ta luôn lầm tưởng là việc đăng mạng xã hội có thể giúp website của họ tăng hạng trên công cụ tìm kiếm. Theo Moss Clement, cây bút về lĩnh vực SEO:
“Mạng xã hội không trực tiếp giúp đỡ một trang web thăng hạng, nhưng đường link được chia sẻ trên đó có thể giúp web mở rộng phạm vi tiếp cận. Tuy nhiên, nó không giúp gì cho việc thăng hạng SEO cả. Thế nhưng, người ta vẫn chia sẻ nội dung của bạn khắp mạng xã hội, báo hiệu nội dung của bạn có ích với thị trường bạn hướng tới.”
Moss Clement
Cho nên, dù không trực tiếp làm nên thứ hạng của web, mạng xã hội vấn giúp bạn xâu dựng thương hiệu,
II. Khía cạnh công nghệ trong SEO
Không có một nền tảng công nghệ vững chắc, Google sẽ chật vật trong việc thu hồi, làm mục lục, và xếp hạng trang web của bạn. Mặc dù đây là một khía cạnh rộng lớn và phức tạp, vẫn có những thắc mắc thường xuyên về vấn đề này.
12. Sự khác biệt giữa On-page SEO và Technical SEO là gì?
Mặc dù nhiều lúc cả hai đều có thể đổi chỗ cho nhau, On-page SEO (OSEO) và Technical SEO (TSEO) vẫn khác nhau. Tham khảo hình dưới đây:
OSEO phụ trách về nội dung trang của bạn, thẻ meta, hình, và các lượt thích. Nói một cách dễ hiểu là OSEO bao gồm các yếu tố hữu hình với người dùng. Trong khi đó, TSEO phụ trách về cách Google thu hồi và đánh mục lục trang web, những thứ khác như tốc độ tải trang, cấu hình dữ liệu, hợp thức hóa, XML site, hreflang và nhiều thứ khác nữa.
13. Điểm PageSpeed nên đạt là bao nhiêu?
PageSpeed là mọt cách thức Google dùng để đo tốc độ trang của bạn. Có một thời gian yếu tố này có tầm ảnh hưởng lớn đến với việc xếp hạng trang.
Câu hỏi thường được đặc ra là chỉ số PageSpeed cần có là bao nhiêu? Câu trả lời là cao nhất có thể khi bạn biết mình phải đối mặt với điều gì. Có khi phải mất một lượng tài nguyên khổng lồ để cải thiện chỉ số PageSpeed đến một cột mốc nhất định. Nhiều khi bạn vô tình nhận ra trang của bạn đã làm tốt hơn đối thủ về chỉ số PageSpeed.
Nếu chỉ số PageSpeed của bạn là 85/100, sẽ rất tốn kém về tài chính, thời gian và công sức để kéo nó lên 90/100. Nếu đối thủ của bạn chỉ đạt 80/100, hãy lo lắng về những vấn đề cần được ưu tiên hơn. Hãy đo đạc đối thủ của bạn qua PageSpeed Insight Tool để lên kế hoạch cho trang của bạn.
14. Làm sao để phát hiện lỗi TSEO?
Lỗi về Technical SEO – TSEO – có thể kiềm chân trang của bạn phát triển. Bạn cần phát hiện được lỗi và sửa chữa ngay để giữ thứ hạng của trang.
Để theo dõi các vấn đề về kỹ thuật-công nghệ của trang, sử dụng SEMrush Site Audit Tool để phát hiện vấn đề và cơ hội. Bạn sẽ nhận được báo cáo đầy đủ về khả năng thu hồi, HTTPS, năng suất của trang, cà nhiều hơn nữa. Dĩ nhiên, báo cáo sẽ hiển thị các lỗi, cảnh báo, và thông báo đạt hơn 130 điểm.
Sau đó hãy bắt tay vào xử lý các lỗi cần được ưu tiên, bằng cách tận dụng các hướng dẫn về báo cáo để giúp trang của bạn hoạt động tốt hơn.
III. Marketing nội dung
Nội dung có vai trò trọng yếu trong việc đưa website lên top. Những ngày tháng tạo nội dung SEO sẽ dài. Thành công chỉ đến khi bạn sáng tạo được những nội dung tuyệt vời về một chủ đề liên quan. Sau đây là những câu hỏi thường xuyên được thắc mắc về vấn đề nội dung.
15. Nội dung một trang nên dài hay ngắn?
Không có câu trả lời nhất đinh cho câu hỏi này. Trên thực tế, thắc mắc này đã được nhắc đến nhiều lần trước đây. Độ dài của nội dung phụ thuộc vào chủ đề của trang, đủ chuyên sâu để được xếp hạng.
Khi sáng tạo nội dung, bạn cần nhìn lại thứ hạng trang đang có. Hãy phân tích ít nhất 10 trang đứng đầu để hiểu ý đồ của trang và độ dài cần thiết. Bạn có thể tham khảo SEO Content Template để hình dung được độ dài content cần thiết.
Hãy nhập từ khóa bạn muốn triển khai và công cụ này sẽ giúp bạn phân tích các trang đứng đầu và đưa ra những gợi ý. Lời khuyên là bạn không nên quá quan trọng độ dài của nội dung. Bạn nên tập trung vào sáng tạo nội dung có thể trả lời câu hỏi tìm kiếm tốt nhất có thể.
16. Làm sao để tạo ra nội dung thân thiện (với người dùng)?
Nội dung SEO thân thiện không có nghĩa là bị dồn một loạt các từ khóa. SEO phải là một phần trong quá trình sáng tạo nội dung để nội dung có thể được hiển thị được tự nhiên. Vậy, làm sao để sáng tạo nội dung SEO thân thiện?
Hãy bắt đầu với việc nghiên cứu từ khóa để bạn có thể hiểu những thuật ngữ mà người dùng thường tìm kiếm, hình dung được ý đồ tìm kiếm, định dạng đúng, và định hướng đúng OSEO. Bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn sáng tạo nội dung trong hình dưới đây.
17. Sao chép nội dung có làm hại đến xếp hạng website của bạn
Sao chép nội dung là ác mộng của giới SEO. Nhiều người mới bắt đầu dấn thân vào SEO khá bối rối và lo lắng về việc này. Nói đơn giản, sao chép nội dung là sao chép từ 2 hoặc nhiều hơn website, hoặc sao chép giữa 2 hoặc nhiều hơn các trang nội bộ.
Nội dung có thể bao gồm các bài viết, tag tiêu đề, meta, hoặc các tag H1. Đây là sai lầm SEO lớn nhất và thường xuyên nhất mà các marketer phạm phải. Lời khuyên của chúng tôi về vấn đề này như sau:
“Bạn nên tránh sao chép bất kỳ loại nội dung nào từ bất kỳ loại trang web nào, cho dù chúng có phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay không. Để ý các mô tả trùng lặp, đoạn văn và toàn bộ phần sao chép, sao chép thẻ H1 trên nhiều trang và các vấn đề về URL, chẳng hạn như các phiên bản có www và không phải www của cùng một trang. Hãy chú ý đến tính độc đáo của từng chi tiết để đảm bảo một trang không chỉ có thể xếp hạng trong mắt Google mà còn có thể trông ‘ngon mắt’ trong mắt người dùng”.
Như một nguyên tắc bất thành văn, đừng sao chép một lượng lớn bản sao từ các trang khác trên trang web của bạn hoặc nơi khác trên web.
18. Xây dựng liên kết (link) là gì?
Xây dựng liên kết là quá trình thu hút các website khác liên kết với website của bạn. Bạn biết đấy, liên kết là một trong 3 yếu tố hàng đầu trong quá trình xếp hạng website của bạn. Liên kết được coi là thứ chứng minh độ tin cậy của một website này đến một website khác.
Hãy hình dung như thế này, nếu 5 người không biết nhau lại gợi ý cùng một nhà hàng là xuất sắc trong thành phô họ sống, bạn sẽ tin tưởng họ hơn. Vì có nhiều cá nhân đảm bảo danh tiếng cho nhà hàng đó.
Nhưng không phải liên kết nào cũng bình đẳng, cũng không phải đường liên kết nào cũng có chất lượng cao. Một số đường link được coi là hành vi thao túng và không tự nhiên. Hãy tập trung vào nỗ lực kiếm link từ các trang web có chủ đề liên quan đến trang của bạn và đảm bảo chúng có đủ quyền hạn.
19. Làm sao để website khác liên kết với trang của tôi?
Có nhiều cách để thuyết phục các website khác liên kết với trang của bạn một cách tự nhiên. Hãy dành chút thời gian tham khảo đoạn video dưới đây. Hoặc bạn có thể đọc Link Building for SEO: Chiến thuật nào hiệu quả năm 2020 (Chiến thuật nào không).
Nếu bạn cần một số mẹo hay, hãy cân nhắc những điều sau để có được những đường link chất lượng:
- Broken link building
- Unlinked brand mentions
- Supplier links
- Digital PR
- Resource link building
- Newsjacking
- The Skyscraper Technique
Tập trung vào chất lượng link, nỗ lực để kiếm link, và lập một chiến lược tiếp cận khác biệt để xây dựng một hồ sơ liên kết cần có từ nhiều nguồn khác nhau.
20. Có nên tập trung vào việc “đào” link?
Xây dựng link nên chú trọng chất lượng hơn là số lượng. Bạn không nên tập trung vào mục tiêu kiếm được nhiều link nhất có thể. Việc này chỉ dẫn đến những kết quả thất vọng. Khi bạn chú trọng số lượng, chất lượng của các đường link sẽ giảm xuống. Đó là cách tiếp cận sai lầm về xây dựng liên kết.
Thứ bạn cần là số link chất lượng. Đừng đánh đổi chất lượng để có số lượng. Các chiến thuật có thể mở rộng, chẳng hạn như PR kỹ thuật số, có thể giúp bạn kiếm được các liên kết trên quy mô lớn từ các nguồn chất lượng và có thẩm quyền. Tuy nhiên, điều cần thiết cũng là hiểu khoảng cách liên kết giữa bạn và đối thủ cạnh tranh của bạn. Bạn có thể nhờ cậy công cụ Backlink Gap Tool để làm việc này.
21. Tôi có thể mua link hay không?
Không! Nhất định là không!
Mua link là vi phạm nghiêm trọng các điều khoản Webmaster của Google, có thể dẫn đến trang của bạn bị phạt. Gian lận link có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thứ hạng website. Webmaster định nghĩa mua bán link như sau:
“Mua hoặc bán các liên kết vượt qua PageRank. Điều này bao gồm đổi tiền để lấy liên kết, hoặc bài đăng có chứa liên kết; trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ để lấy liên kết; hoặc gửi cho ai đó một sản phẩm “miễn phí” để đổi lấy họ viết về sản phẩm đó và bao gồm một liên kết.”
22. PageRank là gì?
Có lẽ bạn đã nghe việc các đường link phải thông qua PageRank. Như vậy, PageRank là gì?
PageRank là “một hệ thống các trang web được người thành lập Google Larry Page và Sergey Brin xây dựng ở Đại học Stanford. Điều bạn cần phải nhớ là nói về PageRank là nói về link ”.
Chúng ta có thể coi PageRank của một trang web như một phiếu bầu về thẩm quyền và thẩm quyền này sau đó có thể được chuyển đến các trang hoặc trang web khác thông qua các liên kết (cả nội bộ và bên ngoài). Nói một cách dễ hiểu, đó là thước đo tầm quan trọng của một trang web theo số lượng và chất lượng của các liên kết trỏ đến nó.
Mặc dù Google vẫn sử dụng Xếp hạng trang như một phần của thuật toán của mình. Nhưng thực tế là trọng tâm của bạn chủ yếu nên tập trung vào việc kiếm các liên kết có liên quan về chủ đề từ các trang web có thẩm quyền.
23. Làm cách nào để phân tích hồ sơ liên kết của đối thủ?
Xây dựng liên kết tốt và hữu ích đến trang web của bạn là một chuyện tốt. Nhưng nếu bạn muốn cạnh tranh, bạn sẽ cần phải hiểu đối thủ của mình. Điều đó có nghĩa là phân tích hồ sơ liên kết của đối thủ cạnh tranh của bạn.
Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng công cụ Backlink Analytics Tool. Chạy domain của đối thủ thông qua công cụ và bạn sẽ có thể xem thông tin chi tiết về:
- Tổng số liên kết ngược
- Tổng số tên domain được giới thiệu
- Các phân loại chủ đề của các domain được giới thiệu
- Điểm thẩm quyền của các domain giới thiệu
- Các trang top được liên kết
Bạn cũng sẽ có thể thấy các trang được liên kết đến trang web của họ để bắt đầu lập kế hoạch xem một số trong số này cũng có thể liên kết với bạn hay không.
Mặc dù ở trên chỉ là một số câu hỏi thường gặp về SEO. Một số trong chúng có thể quan trọng hơn. Một trong những cách tốt nhất để phát triển kỹ năng làm SEO của bạn là đặt câu hỏi. Nên đừng bao giờ ngừng học hỏi và đừng ngại hỏi! Sẽ luôn có người sẵn lòng giúp đỡ bạn. Đó là lý do mục FAQ tồn tại, nhằm chia sẻ những thông tin bổ ích cho bạn.
Nguồn tham khảo: https://www.semrush.com/blog/seo-faq/#header8
0 Nhận xét