Bạn đã bao giờ tự hỏi quy trình sản xuất một nội dung bao gồm những bước nào chưa?
Chuyện là, mình đã từng trượt phỏng vấn lần đầu tiên chỉ vì không nhớ rõ quy trình sản xuất nội dung, dù đã rất tự tin. Chắc hẳn nhiều bạn làm content một thời gian cũng sẽ ấp úng khi được hỏi câu này, giống như mình trước đây.
Đừng để lỡ mất cơ hội chỉ vì không nhớ những điều cơ bản! Dưới đây, mình sẽ tóm gọn từng bước trong quy trình sản xuất nội dung mà mình đã áp dụng cho rất nhiều loại nội dung. Bạn có thể tham khảo và biến tấu sao cho phù hợp nhất với bản thân.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT NỘI DUNG
Mình chia quy trình này thành hai phần chính: Nghiên cứu và Thực thi.
PHẦN 1: NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu là bước đầu tiên và quan trọng nhất để có được thông tin chính xác. Không có thông tin, làm sao biết mình viết gì và liệu có viết đúng không?
Bước 1: Xác định mục tiêu
- Mục đích của bài viết là gì? Mình thường chia làm hai mục đích chính: bán hàng hoặc tương tác.
- Mô tả rõ điều mà bạn muốn khách hàng hành động/cảm nhận sau khi đọc bài viết.
Ví dụ: Khi đọc bài này, mình muốn bạn hiểu rõ quy trình sản xuất một nội dung, cảm thấy "wow" vì kiến thức của mình, thấy mình đáng tin và tương tác, chia sẻ bài viết này.
=> Mục tiêu là điểm đến của bài viết. Nếu không biết điểm đến, bạn sẽ bị lạc đường.
Bước 2: Nghiên cứu insight khách hàng (siêu quan trọng)
- Nỗi đau chí mạng của khách hàng là gì?
- Rào cản nào khiến khách hàng phân vân mua sản phẩm?
- Động lực khiến khách hàng mua sản phẩm là gì?
- Khách hàng mong muốn gì khi dùng sản phẩm?
Cách tìm insight: phỏng vấn khách hàng, đọc báo cáo, làm khảo sát, đọc bảng phân tích chân dung khách hàng của thương hiệu...
=> Hiểu tâm lý khách hàng là bạn đã thành công 50%. Hãy viết những gì khách hàng muốn nghe, không phải những gì bạn muốn nói.
Bước 3: Nghiên cứu sản phẩm
- USP (Unique Selling Proposition) lớn nhất của sản phẩm là gì?
- Điểm yếu của sản phẩm?
- Lợi ích lý tính và cảm tính của sản phẩm?
Hiểu về sản phẩm giúp bạn show ra những lợi ích từ tính năng sản phẩm đem lại cho khách hàng và kết hợp với insight khách hàng để tạo ra thông điệp.
Bước 4: Kênh đăng tải
- Đăng trên kênh nào? Với mỗi kênh, nội dung nên được trình bày như thế nào, số lượng từ bao nhiêu?
PHẦN 2: THỰC THI
Trước khi viết bài, còn cần lập dàn ý và xác định những thông tin khác.
Bước 1: “May áo giáp” cho bài viết
Xác định thông điệp bài viết: Đây là cái bạn muốn khách hàng làm hoặc nghĩ về bạn sau khi đọc xong bài viết. Thông điệp thường được để ở đầu, cuối hoặc lặp lại ba lần trong bài.
Lập dàn ý:
Có hai cách lập dàn ý:
- Tự lập dàn ý từ việc bóc tách đề bài: Liệt kê các thông tin cần đưa vào bài viết và sắp xếp theo bố cục: mở, thân, kết.
- Theo công thức: AIDA, PAS, PBS, 4P... Mỗi công thức phù hợp với đặc tính sản phẩm khác nhau.
Viết bài
- Mở đầu và tiêu đề: Mục tiêu là khiến khách hàng tò mò. Cách mở đầu thường kết hợp sản phẩm và lợi ích khách hàng.
- Phần thân: Đưa ra các thông tin đã sắp xếp ở dàn ý, thêm cảm xúc, số liệu, dẫn chứng để tạo tin tưởng.
- Phần kết: CTA hợp lý, thường là lợi ích + CTA cụ thể.
Tóm lại quy trình:
- Xác định mục tiêu: Muốn khách hàng làm gì sau khi đọc xong bài viết.
- Từ USP kết nối với insight khách hàng ra thông điệp.
- Biết được nên nói những thông tin gì và nói như thế nào (dàn ý, công thức).
Một vài lời nhắn nhủ:
- Kiến thức cơ bản rất quan trọng: Đừng mải mê thực thi mà quên kiến thức cơ bản.
- Phần viết chỉ chiếm 30%, phần nghiên cứu và lập dàn ý chiếm 70%.
- Học các tips trick cần biết ứng dụng vào phần nào trong quy trình này.
- Đừng đặt bút xuống viết ngay trừ khi bạn là chuyên gia: Hãy dành thời gian làm theo quy trình này.
Vậy là xong quy trình rồi đó! Hy vọng chia sẻ của mình sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc làm content.
Nguồn tham khảo từ: Trần Thúy Vy
0 Nhận xét